Giải pháp xử lý nước thải ngành sơn | Ngày nay với tốc độ đô thị hóa chóng mặt, các doanh nghiệp, công ty, cụm công nghiệp, khu công nghiệp mọc lên như nấm, các ngành sản xuất ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong số đó phải kể đến các nhà máy sản xuất sơn hiện nay, số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm tăng cao rõ rệt.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành đem lại cho nền kinh tế quốc gia thì các vấn đề gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất cũng đang là vấn đề báo động và được nhiều người quan tâm.
Bởi trong nước thải sản xuất sơn có nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao, nếu không xử lý đạt chuẩn trước khi xả vào đường ống thoát nước chung hay nguồn nước sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy lực cũng như chất lượng môi trường sống của con người.
Nguồn phát sinh | Thành phần/ tính chất nước thải |
Muối ủ bột (bột màu, bột độn) | Nước vệ sinh thiết bị |
Pha sơn | Nước vệ sinh thiết bị, nước thải sau làm sạch |
Lọc | Nước thải chứa SS, COD, cặn sơn |
Đóng gói sản phẩm | Nước thải vệ sinh thiết bị |
Nước vệ sinh thiết bị: Trong quy trình sản xuất sơn, quá trình vệ sinh các thùng chứa sơn, các thiết bị sản xuất đóng vai trò quan trọng đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Tùy theo từng loại sản phẩm sơn và nguyên liệu được sử dụng mà người ta sử dụng dung môi hoặc nước để vệ sinh máy móc, Nhưng dù là nước hay dung môi từ quá trình vệ sinh thiết bị thì đều chứa hóa chất, chất màu chứa kim loại nặng gây ô nhiễm.
Nước làm mát: Trong công nghệ sản xuất sơn, giai đoạn nghiền phải sử dụng nước làm mát để hỗn hợp paste sơn không bị bay hơi dung môi, và không làm ảnh hưởng đến tính chất của sơn.
Tóm lại nước thải sơn gồm các chất tạo màng, dung môi, bột màu có khả năng gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau, có độ độc cao, màu sắc, mùi đặc biệt nên để lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp cần kết hợp các phương pháp hóa học, hóa lý và sinh học.