Nội dung tóm tắt
Bitum (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp bitume /bitym/), còn được viết là bi-tum, cũng còn được gọi là bi-tuym, là một loại chất lỏng hữu cơ có độ nhớt cao, màu đen, nhớp nháp. Tan được trong cacbon đisulfua (CS2), benzen, cloruafooc và một số dung môi hữu cơ khác. Theo nguồn gốc thì bitum có thể chia làm ba loại chính: Bitum dầu mỏ, Bitum đá dầu, Bitum thiên nhiên. Xem thêm : Công nghệ sơn phản quang
Hiện nay, bitum chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng giao thông. Tùy theo công năng, điều kiện khí hậu và phương pháp thi công mà sử dụng bitum dầu mỏ rắn, bitum dầu mỏ quánh, bitum dầu mỏ lỏng trong xây dựng giao thông.
Trong quá khứ, bitum được sử dụng để chống thấm nước cho tàu thuyền cũng như để làm lớp sơn phủ cho các công trình xây dựng; rất có khả năng là thành phố cổ Carthage đã dễ dàng bị cháy do sử dụng quá nhiều bitum trong xây dựng.
Sơn bitum là một hợp chất lỏng nhớt hoặc rắn. Sơn BItum có chứa Hydro cacbon và các chất dẫn xuất của chúng. Hơn thế nữa còn có thể hòa tan Tricolro-etylen ổn định và không bay hơi khi bị nung nóng.
Sơn bitum có màu nâu hoặc đen và có các đặc tính kết dính và không thấm nước. Quá trình để thu được Bitum từ quá trình lọc dầu và trong thiên nhiên dạng kết hợp khoáng chất.
Bitum có tính chất chống thấm nên hầu hết các sản phẩm sơn đều có thể chống thấm. Và đồng thời còn có tính chất dẻo, dai, đàn hồi, chịu nhiệt độ va đập cơ học cho màng chống thấm gốc Bitum.
Sơn chống thấm gốc Bitum được sử dụng để chống thấm cho các khu vực có bề mặt lớn, chịu được nhiệt độ, ma sát lớn, khả năng chống mài mòn và chịu được va đập như: Chống thấm sân thượng, sàn mái bằng, tầng hầm, móng nhà…
Phân loại sơn bitum khá phức tạp bởi do cấu thành từ thiên nhiên. Có thể chia thành 3 loại chính như: Bitum dầu mỏ, Bitum đá dầu, Bitum thiên nhiên.
Sơn bitum thu được từ 2 nguồn chính đó là nguồn trong tự nhiên và tổng hợp từ chưng cất dầu mỏ.
Nguồn gốc tự nhiên: Chủ yếu là do các loại dầu khoáng thấm qua lòng đất và các mỏ nhựa đường tự nhiên lớn nhất. Nó là hỗn hợp của khoảng 39% bitum, 32% khoáng chất khác và 29% nước và khí.
Nguồn gốc tổng hợp: Được xử lý tạo thành các bitum. Là chất còn lại sau khi chưng cất trong chân không hay không khí các loại dầu mỏ chứa nhựa đường. Đối với các ứng dụng đặc biệt, căn bitum loại chứa dầu hắc ín có thể thu được nhờ chưng cất dầu mỏ đã qua crackinh.
Điều kiện thi công sơn lót chống thấm Bitum gốc dung môi Polyprimer: 4 – 45 độ C. Trong những hạng mục cụ thể thì sẽ có sự điều chỉnh thích hợp.
Định mức sử dụng sơn lót chống thấm Bitum: 1 lít / 4 – 6m2
Quy trình thi công sơn chống thấm Bitum:
Chuẩn bị bề mặt bê tông:
Cần làm sạch sẽ, mài hết bụi bẩn, rêu mốc trên bê tông
Loại bỏ vụn vữa cũ thừa nếu có
Dọn sạch đất đá, dầu mỡ và các tạp chất khác
Những vị trí khuyết tật lồi lõm, nứt vỡ cần được trám bằng vữa
Đợi khô hoàn toàn rồi mới phủ sơn lót
Phủ sơn lót chống thấm Bitum:
Đảo đều thùng sơn lót để tránh lắng cặn.
Dùng con lăn lăn phủ đều sơn trên bề mặt bê tông theo định mức tiêu chuẩn
Với các bề mặt bê tông thông thường, chỉ cần sơn 1 lớp lót
Đối với bề mặt gồ ghề, độ xốp lớn thì nên lăn phủ 2 lớp
Với trường hợp này, cần đợi lớp lót thứ nhất khô mới phủ lớp thứ 2
Sau khi sơn lót, cần để cho khô hoàn toàn rồi mới có thể tiếp tục tiến hành hoạt động chống thấm dột
Tính ứng dụng cao cho nhiều công trình: sơn lót chống thấm dột trần, sàn, mái bê tông,…
Khả năng thẩm thấu tốt, tăng độ kết dính hiệu quả cho bề mặt bê tông với lớp chống thấm phía trên
Có khả năng liên kết các hạt bụi còn sót lại tạo thành khối đồng nhất
Độ nhớt thấp, khô nhanh hơn khi sơn
Tính bám dính cực tốt với bề mặt bê tông
Thi công nguội, không cần sử dụng nhiệt độ cao
Có khả năng bảo dưỡng cho bê tông
Khả năng chống ăn mòn, axit hóa, kiềm tính
Chuyển giao công nghệ sơn Bitum
CÔNG TY TNHH TM & QC NET VIỆT
Địa chỉ : 16 Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội
Call : 0943.188.318 – 0989.188.318 Mr Cương
Email : congnghesonnuocnano@gmail.com
Website : congnghesonnuoc.com