Màng sơn bị kiềm hóa

Hiện tượng sơn bị kiềm hóa

  • Sơn bị loang màu là hiện tượng sơn bị nhiều màu lẫn lộn trên bề mặt sơn, xảy ra khi đang sơn, vừa mới sơn xong hoặc sơn được vài ngày.
  • Màu sơn bị bạc thành từng vết loang lỗ, không có ranh giới rõ rệt, các vết bạc màu thường có màu trắng.
  • Các khu vực thường quan sát thấy sự cố: các vết tường nứt hoặc xung quanh các vết tường nứt, các vị trí hay bị ngấm ẩm như chân tường, bể nước, ống nước ngầm, nền bê tông nơi tiếp giáp giữa 2 tầng, sân thượng, lan can…

Màng sơn bị kiềm hóa

Các nguyên nhân có thể dẫn đến màng sơn bị kiềm hóa-loang màu:

  • Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết (độ ẩm tường dưới 16% theo máy đo độ ẩm hoặc để tường khô từ 21 – 28 ngày trong điều kiện thời tiết 30ºC và độ ẩm không khí 80%).
  • Thi công sơn lót khi vừa thi công xong bột trét (thi công sơn phải sau khi trét bột ít nhất 7 ngày).
  • Không sử dụng sơn lót chống kiềm.
  • Thi công sơn lót và sơn phủ mỏng (tỷ lệ pha nước đối với sơn lót và sơn phủ không đúng theo tỉ lệ hướng dẫn).
  • Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm từ bên ngoài.
  • Không xử lý chống thấm tốt tại các khu vực dễ bị ngấm ẩm: chân tường, lan can, máng xối, vị trí tiếp giáp với các vật liệu khác.

Khắc phục sơn bị kiềm hóa

  • Xả nhám bề mặt sơn cũ để cho hơi nước thoát ra (độ ẩm dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hoặc để tường khô trong vòng 21 – 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 30ºC và độ ẩm không khí 80%)
  • Chống thấm tại những vị trí bị ngấm ẩm, vi trí tiếp giáp với các vật liệu khác.
  • Xử lý các vết nứt tường.
  • Tiến hành sơn lại theo hệ thống
  • 1 lớp sơn lót chống kiềm.
  • 2 lớp sơn phủ hoàn thiện.

Đọc thêm

Thẻ tag:#Gia công sơn, Công nghệ sơn nước, Công thức sơn, Dây chuyền sản xuất sơn, Quy trình sản xuất sơn, chuyển giao công nghệ sơn
Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
  • HOTLINE! HỖ TRỢ 24/24H

    TVC MAKETTING