Thành phần sơn tường | Từ chỗ chỉ sản xuất được một vài loại sơn thông dụng, chất lượng thấp đến nay ngành sản xuất sơn của Việt Nam đã có thể sản xuất được nhiều loại sơn đặc chủng, có chất lượng cao như sơn trang trí, sơn dân dụng…, và các loại sơn kĩ thuật như sơn trong môi trường nước biển, sơn giao thông, sơn chống thấm, sơn chịu nhiệt, sơn kháng kiềm… Phục vụ cho từng yêu cầu đặc thù của khách hàng.
Nội dung tóm tắt
Sơn nước là một hệ đồng nhất gồm chất tạo màng, bột màu, dung môi và một số hợp chất phụ gia khác, khi phủ lên bề mặt tạo thành một lớp phủ mỏng bám chắc, bảo về và trang trí bề mặt cần sơn. Nhựa nhũ phân tán trong nước như nhựa Acrylic, Styren Acylic, Copoly Acrylic…
Ngày nay sơn nước rất được ưa chuộng, vì dung môi là nước không gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng dung môi bay hơi (VOC), rẻ hơn dung môi khác, nó chiếm thị phần cao khoảng 70-80% lượng sơn được sử dụng trên thế giới.
Sơn nước theo lĩnh vực ứng dụng:
Sơn nội thất
Sơn ngoại thất
Sơn lót chống kiếm
Sơn chống thấm
Sơn bóng trong suốt…
Những thành phần trong sơn: Chất tạo màng, nước, bột màu phụ gia, phụ gia.
Chiếm khoảng 10-60% là thành phần chính của sơn, quyết định đến tính chất của sơn, quyết định tính chất cơ lý của màng sơn. Chất tạo màng phải có tính bám dính, đọ bền cơ học, độ bóng cao, chống thấm nước… Chất tạo màng là dung dịch nhũ tương của các polyme sẽ chuyển thành màng sơn trong quá trình khô sơn. Khi đó nó dính kết các hợp phần còn lại với nhau tạo nên lớp màng che phủ bám chặc lên bề mặt cần bảo vệ, trang trí. Chất tạo màng trong sơn nước tồn tại ở dạng nhũ tương nghĩa là nhựa phân tán đều trong nước.
Trong nhựa nhũ, các sợi polyme tập hợp lại với nhau thành từng nhóm tạo thành hạt cầu, các hạt này phân tán đều trong môi trường nước gọi là dung dịch nhũ tương.
Tạo cho màng sơn có gam màu mong muốn , đồng thời cũng góp phần tăng tính cơ lý của sơn, tùy thuộc vào cường độ màu, chiếm khaongr 1-10% tổng khối lượng.
Bột màu sử dụng trong vật liệu sơn là những hạt mịn có màu sắc khác nhau, không hòa tan mà có khả năng phân tán trong nước, trong dung môi và trong chất tạo màng. Tính quan trọng nhất của bột màu là làm cho màng sơn có màu sắc nhất định. Bột màu được đánh giá bằng sức phủ, sức phủ phụ thuộc vào độ đục và hệ số chiết suất.
Chiếm khoảng 30-50% là thành phần không thể thiếu được trong sơn, góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng độ cứng, làm màng sơn có thịt, khả năng chịu va đập của màng sơn, trong một số trường hợp nó còn có thể thay thế cả bột màu.
Chiếm khoảng 1-10%, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng sơn. Phụ gia chất làm đặc là chất có khả năng tạo ra độ đặc theo ý muốn, nó có tác dụng điều khiển độ nhớt của dung dịch sơn theo yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống lắng cho sơn kho bảo quản. Các chất làm đặc có vai trò quan trọng trong công thức sơn khi sử dụng chất tạo màng là nhựa latex, nó làm cho sơn khi ướt bám dính trên bề mặt vật liệu tốt hơn, không gây ra hiện tượng chảy xệ hay văng bắn, chảy loang ra.
Nếu không có chất làm đặc thì sơn loãng không thể bám dính lên tường được. Phụ gia thấm ướt là chất hoạt động bề mặt không phân cực có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt và dẫn đến tăng áp suất phân bố để quá trình thấm ướt các hạt màu xảy ra nhanh hơn nên nó làm cho các hạt màu dễ đi vào môi trường phân tán ( nước- nhựa) đồng thời còn có tác dụng như một dung môi chậm khô ( làm chậm quá trình bay hơi dung môi).
Chất thấm ướt ảnh hưởng đến tính chất sơn: Độ bóng, khuynh hướng tạo tạo bọt, độ ổn định với các pigment, tính ăn màu hay tương tác với nhiều chất làm đặc khác làm ảnh hưởng đến độ nhớt của sơn vì vậy việc chọn thấm ướt là rất quan trọng. Việc tính toán lượng dùng chất thấm ướt dựa trên hàm lượng rắn (hàm lượng PVC). Nước ( dung môi) chiếm từ 10-40%, làm môi trường phân tán các hợp phần và điều khiển độ nhớt cho sơn.