Xử lý nước thải ngành sơn

Xử lý nước thải ngành sơn | Ngành sản xuất sơn ở Việt Nam ngày càng phát triển, nhiều nhà máy sản xuất sơn ra đời, số lượng sản phẩm và chất lượng được tăng cao. Bên cạnh lợi ích kinh tế mà ngành này mang lại cho đất nước thì các vấn đề về môi trường của quy trình sản xuất sơn cũng được nhiều người quan tâm.

Xử lý nước thải ngành sơn

Đặc biệt là nước thải sản xuất sơn, vì vậy mỗi đơn vị sản xuất cần phải có quy trình xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.

Xử lý nước thải ngành sơn

Là đơn vị chuyển giao công nghệ sơn nước trong nhiều năm qua,chúng tôi đã và đang tư vấn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho nhiều đơn vị sản xuất sơn nước, vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm khi hợp tác chuyển giao công nghệ sơn với chúng tôi.

Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải ngành sơn

Nước thải sản xuất sơn từ các công đoạn trong nhà máy được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô (nhãn mác, bao bì…) rồi dẫn vào hố thu gom. Tại đây, nước thải được bơm trực tiếp sang bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm đảm bảo cho các công trình xử lý phía sau. Trong bể điều hòa có đặt thiết bị thổi khí để tránh lắng cặn xuống đáy bể dẫn đến phân hủy kỵ khí trong bể gây ra mùi hôi.

Xử lý nước thải ngành sơn

Sau đó nước thải sản xuất sơn được dẫn qua bể keo tụ tạo bông, hóa chất được châm vào bể để giúp các hạt keo trong nước kết dính lại với nhau thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn. Nước thải sản xuất sơn sau khi hình thành bông cặn được dẫn qua bể lắng I để lắng cặn hóa học hình thành dưới tác dụng của trọng lực.

Xử lý bùn cặn

Bùn cặn lắng xuống đáy bể được dẫn qua bể chứa bùn để đem đi xử lý, phần nước sau lắng được dẫn về bể oxi hóa bằng hệ fenton để oxi hóa các chất khó phân hủy có trong nước thải. Lúc này, để đảm bảo cho quá trình oxi hóa diễn ra tốt, nước thải được châm axit H2SO4 để làm pH giảm xuống còn 3. Chất oxi hóa H2O2 và xúc tác KmnO4 và FeSO4.7H2O được cho vào bể để phản ứng oxi hóa diễn ra.

Xử lý nước thải ngành sơn

Xử lý nước thải ngành sơn

Sau đó, nước thải được dẫn về bể lắng trung hòa để lắng bùn từ bể oxi hóa và để điều chỉnh lại pH về trung tính để tạo điều kiện cho các vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học hoạt động. Phần bùn cặn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý, nước thải tiếp tục được dẫn qua bể xử lý sinh học Aerotank.

Tại bể Aerotank, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn để phát triển sinh khối mới. Chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy thành các hợp chất vô cơ đơn giản trong điều kiện cung cấp đầy đủ oxi trong bể theo phản ứng

Nước thải sản xuất sơn sau đó được dẫn qua bể lắng để lắng cặn bùn sinh học được sinh ra. Một phần bùn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn được tuần hoàn về lại bể Aerotank để đảm bảo mật độ sinh khối vi sinh vật trong bể. Phần nước trong sau lắng có đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.

✅ Xử lý nước thải ngành sơn ?
Tại bể Aerotank, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn để phát triển sinh khối mới
✅ Xử lý nước thải ?
Phần nước trong sau lắng có đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.
✅ Nước thải ngành sơn nước ?
Phần bùn cặn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý, nước thải tiếp tục được dẫn qua bể xử lý sinh học Aerotank.

Đọc thêm

Thẻ tag:#Gia công sơn, Công nghệ sơn nước, Công thức sơn, Dây chuyền sản xuất sơn, Quy trình sản xuất sơn, chuyển giao công nghệ sơn
Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
  • HOTLINE! HỖ TRỢ 24/24H

    TVC MAKETTING